Chứng thực bản dịch là công việc được thực hiện bởi người đại diện của công ty hoặc biên dịch thực hiện bản dịch. Nó chứng thực rằng bản dịch và bản ngôn ngữ gốc giống nhau về nội dung.
 
chung thuc ban dich la gi va chung ta can no khi nao
 
 
Đôi khi, bản chứng thực cần được công chứng. Tuy nhiên, công chứng không xác nhận rằng bản dịch chính xác. Nó chỉ chứng thực rằng chữ ký trên tài liệu chứng thực là xác thực.
 
Chứng thực thường có tiêu đề "Tuyên bố rằng hai tài liệu có cùng ý nghĩa" hoặc "Chứng thực chính xác".
 
Những loại văn bản cần phải chứng thực
 
Chứng thực bản dịch thường được yêu cầu cho tất những văn bản pháp luật. Những tài liệu này, được viết bằng tiếng nước ngoài sau đó sẽ phải dịch sang tiếng Việt hoặc văn bản tiếng Việt cần dịch sang tiếng nước ngoài.
 
Khi biên dịch hoàn thành bản dịch chứng thực, thì người dịch hoặc công ty dịch thuật sẽ đảm bảo rằng bản dịch là bản sao trung thành với nội dung của văn bản gốc.
 
Các loại tài liệu thường yêu cầu chứng thực bản dịch bao gồm:
 
- Tài liệu hành chính như báo cáo về tội phạm, hồ sơ hình sự, giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử...
 
- Hồ sơ cá nhân: Hợp đồng, tài liệu tham khảo, giấy chứng nhận việc làm và nhiều hơn nữa.
 
- Hồ sơ học tập: Trình độ học vấn, bảng điểm...
 
- Văn bản pháp luật: Các bản án, quyết định, bản án...
 
Những trường hợp cần phải chứng thực bản dịch
 
- Khi cần nhập cư: Các cơ quan di trú yêu cầu mọi giấy tờ cẩn phải dịch sang ngôn ngữ của nước sở tại hoặc tiếng Anh. Những tài liệu dịch xong cần phải chứng thực. Ví dụ như nếu bạn cần nhập cư sang Mỹ thì cơ quan Dịch vụ Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS), yêu cầu tất cả những giấy tờ của đương đơn nhập cư được viết bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Anh. Họ cần một một biên dịch hoặc một công ty dịch thuật chuyên nghiệp, cùng với chứng thực chuẩn xác. USCIS có một quy định chung cho việc chứng thực đó là, nó phải có tên của người dịch hoặc công ty dịch thuật đi kèm chữ ký, địa chị của biên dịch / công ty dịch thuật và ngày mà tài liệu được chứng thực.
 
- Những bản dịch cần phải gửi cho cơ quan chính phủ hoặc cơ quan pháp luật phải luôn được chứng thực.
 
- Nếu bạn có ý định đi du học thì những giấy tờ như bảng điểm, học bạ và bằng tốt nghiệp phải dịch và chứng thực.
 
- Chứng thực bản dịch cũng rất cần thiết trong lĩnh vực y học hiện đại. Nếu bệnh nhân từ nước ngoài cần được điều trị chuyên khoa tại Việt Nam, tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đều cần bản dịch có chứng thực.
 
Ngoài một số lĩnh vực nêu trên thì còn một số tài liệu khác cần chứng thực như: báo cáo ngân hàng, di chúc, báo cáo nghiên cứu khoa học, giấy phép kinh doanh... Hãy nhớ rằng bất cứ khi nào bản dịch của bạn cần phải trình lên các cơ quan nhà nước, bạn cần phải chứng thực bản dịch.