Dịch thuật không chỉ đơn thuần là dịch A từ ngôn ngữ nước này qua một từ tương đương của nước khác. Mà chúng là cả một sự kết nối câu từ khéo léo sao cho ý nghĩa không thay đổi. 
 
diem danh nhung cach dich thuat co ban
 
 
 
Dịch thuật là gì?
 
Theo Larson thì: “Dịch thuật là nghiên cứu từ vựng, cấu trúc kết học, hoàn cảnh giao tiếp và ngữ cảnh văn hóa của văn bản ngữ nguồn, phân tích văn bản để xác định nghĩa, rồi sử dụng từ vựng và cấu trúc kết học phù hợp trong ngôn ngữ tiếp nhận để tái lập cùng nghĩa
 
Vậy dịch thuật suy cho cùng chính là việc chuyển đổi từ ngôn ngữ nước này sang một ngôn ngữ nước khác sao cho sát nghĩa nhất.
 
Những cách dịch thuật cơ bản
 
-  Dịch từng từ: Cách dịch này không chú ý đến văn cảnh, nó chỉ chuyển nghĩa của từ A sang một từ B thích hợp, cấu trúc nguyên gốc không thay đổi.
 
-  Dịch nguyên văn: Cách dịch thuật này sẽ biến đổi cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ gốc sang cấu trúc ngữ pháp phù hợp với ngôn ngữ cần chuyển. Sau đó cũng dịch từng từ và không chú ý đến văn cảnh.
 
-  Dịch phỏng: Đây là cách dịch tự do, thường sử dụng trong hài kịch, thơ ca; người dịch có thể sáng tạo bản văn nhưng vẫn giữ nguyên nhân vật, cốt truyện. Chỉ là biến đổi sao cho gần gũi nhất với đối tượng cần đọc, cần xem.
 
-  Dịch ngữ nghĩa: Không chỉ dịch chính xác từ ngữ trong bản gốc, mà cách dịch này còn phải chuyển tải được ý nghĩa đúng như văn cảnh khi mà bản gốc diễn ra.
 
-  Dịch tự do: Cách dịch thuật này không quan tâm đến nội dung, cách viết hay văn cảnh của bản gốc. Người dịch tự do sáng tạo theo cách nghĩ của riêng mình.
 
-  Dịch phương ngữ: Người dịch thuật sẽ chuyển hết ý của văn bản gốc sang một ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, họ sẽ chau chuốt hơn đến nội dung và đưa vào đó những phương ngữ, châm ngôn không xuất hiện trong bản gốc.
 
Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới này thì dịch thuật càng trở nên quan trọng. Nó là nhân tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, sự thành công của cá nhân, và rộng hơn là sự lớn mạnh của cả một nền kinh tế.