Bạn là một dịch giả của một công ty dịch thuật công chứng hoặc một dịch giả tự do. Bạn đã từng dịch thuật những cuốn truyện tranh của Nhật Bản. Nhưng liệu bạn có biết lịch sử ra đời của những cuốn truyện tranh này?
 
lich su ra doi cua truyen tranh Nhat Ban
 
 
Những chứng cứ đầu tiên về sự xuất hiện của manga ở Nhật Bản là những cuộn giấy vẽ được sáng tác bởi các nhà sư vào khoảng thế kỷ thứ 6 - 7. Đó là những hình vẽ nối tiếp nhau với các biểu tượng như lá phong đỏ và hoa anh đào để chỉ sự trôi qua của thời gian. Nổi tiếng nhất là Chōjū-jinbutsu-giga hay còn gọi là Động sinh họa bích vẽ về những loài động vật hành động y hệt con người. 
 
Vào khoảng thế kỷ 13 những bức vẽ bắt đầu được thể hiện trên những bức tường của các chùa chiền và thường có nội dung về sự luân hồi chuyển kiếp hoặc cách con vật được thần thánh hóa. Những bức vẽ tay thô sơ và cường điệu đó đã trở thành bước nền cho những tác phẩm manga hiện đại sau này. Việc trang trí này được tiếp tục trong hàng trăm năm sau, mở trộng thành nhiều đề tài khác nhau, trong khi cách vẽ vẫn không hề thay đổi.
 
Đầu những năm 1600, những bức vẽ bắt đầu được chú ý và được vẽ trên những mảnh ván gỗ chứ không chỉ giới hạn trên những bức tường chùa chiền. Loại hình nghệ thuật mới mẻ này được gọi là Edo với những chủ đề ít mang tính tôn giáo hơn đặc sắc và tự do hơn, thậm chí một số còn mang nội dung khiêu dâm. Chính vì vậy mà từ manga lần đầu tiên được sử dụng để chỉ thể loại này, với ý nghĩa là tranh vẽ suy đồi. Những bức tranh thường chỉ được vẽ đơn giản một màu cùng những mảng màu nền sơ sài. Nội dung bức tranh cũng góp phần quyết định phong cách trình bày của nó.
 
Năm 1702 Shinboka On một nhà sư và đồng thời là họa sĩ nổi tiếng cho in một quyển sách tranh có lời, tuy nhiên quyển sách này chỉ dừng lại ở việc tập hợp các bức tranh và bình luận chú không hề có nội dung truyện kể. Cách thức sáng tác này được tiếp tục với những cuốn sách được vẽ bằng bút lông theo kiểu thư pháp và chữ viết ngay bên cạnh. Những bức tranh và lời liền lạc hơn và nối với nhau thành những câu chuyện hoàn chỉnh, được gọi là Toba-e phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ cho đến khi trở thành một thể loại văn học chính thức của Nhật Bản như ngày nay. Nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là Ukiyo-e - Phù Hoa miêu tả các kỹ viện, câu chuyện diễn biến khá độc đáo và thu hút với các nhân vật mặc trang phục thịnh hành nhất và đến những nơi nối tiếng đương thời.
 
Cuối thế kỷ 18, tập sách Kibyoshi được nhiều người biết đến. Năm 1815, Katsushika Hokusai (sinh ngày 31 táng 10 năm 1760, mất ngày 10 tháng 5 năm 1849) là một họa sĩ nổi tiếng với hơn 30.000 tác phẩm đã dùng từ manga để chỉ công việc của mình. Hokusai cũng chính là tác giả của bản khắc gỗ: Đại Hồng Thủy nối tiếng theo phong cách hội họa truyền thống Nhật Bản. Khi Nhật Bản mở cửa giao du với thế giới, các họa sĩ phương Tây đã mang đến quốc gia này những kỹ thuật phối cảnh, tô bóng và môn nghiên cứu cấu trúc cơ thể để dựng hình. Các họa sĩ Nhật cũng học tập được từ truyện tranh châu Âu những ô lời thoại và khung hình. Đồng thời, kỹ thuật in ấn tiến bộ hơn cũng cho phép các họa sĩ Nhật Bản cho ra đời những quyển sách truyện cười mà nối tiếng nhất là: Punch của Marumaru Chimbun vào năm 1877.
 
Cuối thế kỷ 19 truyện tranh hiện đại lần đầu tiên được in trên một tờ báo tại Mỹ với hình thức một mẩu truyện châm biếm chính trị. Các tạp chí và thời báo Nhật Bản lập tức bắt chước và làm theo, với các họa sĩ sáng tác truyện theo phong cách châu Âu. Nhưng khoảng những năm 1920 - 1930 chính quyền Nhật làm áp lực với các họa sĩ và nhà xuất bản, khiến nhiều tờ báo phải giải tán hoặc kiểm duyệt nội dung hết sức gắt gao bất cứ điều bất thường gì cũng có thể được lấy làm lý do để tống giam các chủ bút. Trong chiến tranh thế giới thứ hai các họa sĩ vẽ truyện tranh và phim hoạt hình chỉ được phép sáng tác trong giới hạn nội dung của pháp luật, hoặc bị ép phải sáng tác theo một số nội dung nhất định.
 
 
lich su ra doi cua truyen tranh Nhat Ban
 
 
 
Các họa sĩ phản đối đều bị bắt, vào thời kì này các tác phẩm chỉ gói trọn trong 3 hình thức chính: Tranh biếm họa về những kẻ thù của nước Nhật, truyện tranh gia đình và áp phích tuyên truyền.
 
Sau thế chiến thứ hai, ngành công nghệ truyện tranh và phim hoạt hình bùng nổ. Những nhà xuất bản có thế lực trong chiến tranh lâm vào tình cảnh khó khăn, cho phép các nhà xuất bản nhỏ mọc lên và ấn hành các quyển sách truyện tranh với giá siêu rẻ. Một trong những họa sĩ truyện tranh lúc bấy giờ là một sinh viên ngành y tên là: Osamu Tezuka sinh ngày 3 tháng 11 năm 1928 - qua đời 9 tháng 2 năm 1989 là một mangaka, một nhà làm phim hoạt hình và cũng là một bác sĩ. Sinh ra ở tỉnh Osaka, ông được biết nhiều nhất qua nhân vật Astro Boy và Sư Tử Trắng Kimba. Ông thường được nhắc đến như cha đẻ của Anime và là một Walt Disney của Nhật Bản. Những sáng tác và việc tiên phong trong thể loại cũng như phong cách viết truyện tranh của ông đã khiến ông được nhiều người gọi là "cha đẻ của manga", "vị thánh tổ của manga". Nét đặc trưng về những đôi mắt lớn của các nhân vật trong truyện tranh Nhật Bản là do ông khởi xướng, dựa vào các nhân vật hoạt hình bấy giờ như Betty Boop và chuột Mickey. Như một dấu ấn cho sự nghiệp của ông, bộ "Complete Manga Works of Tezuka Osamu" có khoảng 400 phần, hơn 80.000 trang; đó chưa là con số đầy đủ. Toàn bộ các tác phẩm của ông có hơn 700 truyện manga với khoảng 170.000 trang. Ban đầu ông được đào tạo theo ngành bác sĩ nhưng ông đã cống hiến cuộc đời mình cho sản xuất và sáng tác truyện manga. Phần lớn các truyện này chưa bao giờ được dịch từ tiếng Nhật vì vậy cũng không đến được với độc giả phương Tây. Ông bắt đầu sự nghiệp truyện tranh của mình từ khi còn là sinh viên đại học và sử dụng kiến thức y học và khoa học của mình để viết những truyện khoa học viễn tưởng - manga. Thật ra Tezuka không thích làm bác sĩ, ông sợ máu. Thế nhưng, ông ứng dụng kiến thức y khoa của mình vào tác phẩm nổi tiếng thế giới chính là: Bác Sĩ Quái Dị - Black Jack. Từ manga được tạo ra từ 2 mẫu tự kanji, man và ga. Man có nghĩa là sự xả thân, sự vô tình hoặc sự suy đồi. Ga có nghĩa là tranh vẽ. Man và Ga ghép lại thì lại chẳng có ý nghĩa gì. Còn trong từ điển manga được giải nghĩa là truyện tranh. Sự sai lệch trong dịch thuật là do khái niệm về manga đã thay đổi so với lần đầu tiên nó được ra đời vào năm 1814.
 
Manga ngày nay
 
lich su ra doi cua truyen tranh Nhat Ban
 
 
 
 
Truyện tranh hiện đại chính là kết quả của sự học hỏi và ý tưởng truyện tranh từ châu Âu. Ở Nhật manga được xuất bản dước dạng tạp chí gọi là zasshi, gồm nhiều truyện tranh khác nhau. Tạp chí truyện tranh thường làm từ giấy tái chế rẻ tiền và mỗi ẩn bản dày từ 200 trang đến 1000 trang, giá bán khoảng từ 3 đến 6 đô la. Nếu một tác phẩm được yêu thích, nó sẽ được in thành những ấn phẩm riêng gọi là tankoubon, khổ nhỏ hơn, giấy cao cấp hơn gồm 150 đến 200 trang và được bán với giá khoảng 6 đô la một quyển. Các nhà xuất bản hầu hết thu lợi từ mặt hàng tankoubon này. Mỗi bộ truyện khoảng 20 đến 30 tập và được in thành nhiều triệu bản. Manga có nhiều thể loại khác nhau, được phân chia một cách cụ thể theo độ tuổi và sở thích đọc của nhiều người. Mỗi dòng truyện tranh vẽ theo một trường phái riêng biệt. Theo góc nhìn xã hội, manga có các thể loại chính sau: 
 
- Kodomo là thể loại dành cho trẻ em ở độ tuổi mới biết đọc và viết 
- Josei hoặc Redikomi dành cho phụ nữ 
- Seijin dành cho nam giới 
- Seinen dành cho người lớn, thanh niên 
- Shoujo dành cho con gái
- Shounen dành cho con trai.