Vậy, công ty của bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và nỗ lực vào việc phát triển một ứng dụng di động mà không được thị trường trong nước ủng hộ, có rất nhiều lý do cho việc này như sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác. Phải làm gì ? Bạn hãy xem xét việc khởi chạy ứng dụng của mình ra nước ngoài để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới, những người quan tâm đến ứng dụng đó. Với sự cạnh tranh khốc liệt thấp hơn, bạn có thể mở rộng đáng kể cộng đồng người dùng cho mình.
 
 
vi-sao-nen-dia-phuong-hoa-ung-dung-di-dong-va-cach-lam
 
 
 
Để thâm nhập thị trường nước ngoài, bạn có thể thuê một đội ngũ địa phương hóa ứng dụng di động để dịch nội dung của bạn với ngôn ngữ của thị trường mục tiêu. Hãy chắc chắn là bạn sẽ thuê một công ty dịch thuật chuyên nghiệp để thực hiện nội địa hóa, không dịch nội dung ứng dụng của bạn như dịch một văn bản thông thường.
 
Các chuyên gia nội địa hóa dịch và chỉnh sửa nhiều khía cạnh ứng dụng của bạn để nó phù hợp với văn hóa và xã hội của thị trường mục tiêu. Điều này có thể liên quan đến các chi tiết như màu sắc, hình ảnh, hệ thống đo lường, định dạng ngày tháng và nhiều hơn nữa.
 
Địa phương hóa ứng dụng di động bằng cách nào ?
 
Khi bạn đã có nhắm đến việc khởi chạy ứng dụng trên toàn cầu, bạn sẽ muốn tiếp cận với càng nhiều người càng tốt. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đưa nó lên hai nền tảng Android và iOS như các ứng dụng địa phương khác. Để giúp việc nội địa hóa thành thông, bạn nên làm quen với những thách thức mà quá trình này vốn có để xử lý và tránh được chúng. Dưới đây là các bước cơ bản, để việc nội địa hóa ứng dụng của bạn không có vấn đề.
 
1. Phát huy nguồn lực của bạn.
 
Các nguồn lực hay tài sản, ứng dụng di động của bạn có là những yếu tố không bao gồm code. Dữ liệu, chẳng hạn như hướng dẫn sử dụng, hình ảnh và nội dung bổ sung để có thể thực thi ứng dụng của bạn. Để giúp việc nội địa hóa thành công, bạn hãy phát huy những nguồn lực sẵn có để các phiên bản dịch mới của mỗi tập tin được tạo ra.
 
2. Suy nghĩ cẩn thận về giao diện
 
Bạn vẫn muốn ứng dụng điện thoại di động của bạn nhìn chuyên nghiệp khi quảng cáo cho thị trường toàn cầu. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ để chỉnh sửa bố cục ứng dụng của bạn sau khi được dịch. Khi địa phương hóa, bạn phải tính đến chiều dài của từng từ và thực tế là ngôn ngữ đích sẽ lấp đầy những khoảng trống của ứng dụng rất khác so với ngôn ngữ nguồn. Các thiết kế phải linh hoạt để phù hợp với nội dung dịch.
 
Từ ngữ trong tiếng Đức, Tây Ban Nha và Pháp, ví dụ chiếm khoảng 30% so với tiếng Anh. Các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Ả Rập, Farsi và tiếng Trung Quốc, được viết từ phải sang trái hoặc theo chiều dọc. May mắn thay, Android và iOS cung cấp nguồn lực cho phải sang trái và sử dụng bố cục thẳng đứng.
 
Nếu bạn đã có ý tưởng thiết kế ứng dụng của mình với nội địa hóa trong đầu, thì nó giống như bạn chỉ dùng một kiểu bố cục tất cả ngôn ngữ mà bạn hỗ trợ. Nếu không, bạn sẽ phải tạo giao diện riêng cho những ngôn ngữ chiếm quá nhiều khoảng trống hoặc không đọc được từ trái sang phải.
 
Trong điều kiện của địa phương hóa ứng dụng di động, hệ điều hành Android và iOS cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi tiền tệ, thời gian, ngày tháng và các dữ liệu khác theo từng quốc gia. Do đó bạn tránh được vấn đề tương thích khi chỉnh sửa hệ thống cho phù hợp với thị trường mục tiêu.
 
3. Cung cấp bối cảnh cho đội ngũ dịch thuật
 
Nhóm dịch của bạn sẽ cần ngữ cảnh để giúp họ chuyển chính xác nội dung từ ngôn ngữ nguồn đến ngôn ngữ mục tiêu. Hãy chắc chắn là bạn đã gửi thông tin bổ sung và nguồn lực để giúp đội ngũ dịch thuật làm công việc của họ.
 
Ví dụ, dịch giả của bạn cần phải hiểu khoảng cách và giao diện để họ biết cách bố trí từ ngữ sao cho phù hợp với không gian sẵn có. Đồng thời, cung cấp bối cảnh cho các dịch giả sẽ cho phép họ thực hiện công việc nhanh hơn, có ít sai sót hơn.
 
4. Chạy thử ứng dụng địa phương hóa của bạn.
 
Sau khi mọi thứ đã được dịch, bạn nên chạy thử ứng dụng của mình một cách chặt chẽ. Cần kiểm tra cả phần ngôn ngữ và giao diện có phù hợp với thị trường mục tiêu. Hãy nhớ sử dụng ứng dụng trên nhiều thiết bị kỹ thuật số với kích cỡ màn hình khác nhau để phát hiện lỗi.
 
Kiểm tra ứng dụng kỹ lưỡng vì chắc chắn bạn không muốn tung ra thị trường một sản phẩm bị lỗi.
 
5. Tối ưu hóa theo App Store
 
Tương tự như SEO, app store optimization (ASO) là việc bạn phải tối ưu hóa nội dung gian hàng của mình trên chợ ứng dụng để được nhiều người tìm kiếm và tải app của bạn về sử dụng. Bạn sẽ cần phải nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình trước khi tối ưu hóa.
 
Hãy chắc chắn là tên ứng dụng, từ khóa và miêu tả ứng dụng đã được dịch thật tốt để khách hàng có thể tìm thấy bạn dễ dàng. Cũng nên chỉnh cả logo ứng dụng để nó phù hợp với nền tảng Android và iOS.
 
 
Dịch thuật Chuẩn cung cấp dịch vụ địa phương hóa phần mềm, ứng dụng di động, game nhanh chóng và chính xác, ngoài ra nếu bạn chưa biết nên dịch thuật công chứng ở đâu ? Hãy gọi cho chúng tôi, Dịch thuật Chuẩn luôn sẵn sàng phục vụ bạn.